Cách trị hăm tã cho bé gái an toàn các mẹ cần biết

September 15, 2020
Hăm tã

So với các bé trai thì bé gái có nguy cơ bị hăm tã cao hơn, đặc biệt việc điều trị hăm tã ở bé gái cũng phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Chính vì thế nếu như các mẹ không biết cách chữa hăm tã cho bé gái tốt sẽ khiến bé bị hăm nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

Sở dĩ các em bé gái dễ bị hăm tã hơn là do một phần phụ thuộc vào cấu tạo vùng kín, tức là đặc điểm cơ quan sinh dục ở trạng thái như hình phễu ngược, nên khi đi tiểu nước tiểu dễ bị lắng đọng, đồng thời dễ chảy xuống hậu môn. Nếu cha mẹ mà không thay tã thường xuyên thì các enzym có trong nước tiểu sẽ tấn công làn da mỏng manh của trẻ, từ đó gây ra hăm tã. Vị trí mà trẻ hay bị hăm nhất là mông, háng, hậu môn và cơ quan sinh dục…

Khi bé bị hăm tã thường có dấu hiệu sưng đỏ và rát vùng hăm, vùng da hăm nổi các nốt mẩn đỏ trông như bị phát ban, nếu nặng hơn thì nổi mụn đỏ có màu sẫm, mụn phồng trên da và có thể gây chảy máu hoặc chảy mủ khi va chạm mạnh. Đặc biệt nếu như bé gái bị hăm ở vùng kín mà không xử lý tốt có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau.

5 mẹo dân gian trị hăm tã

Hầu hết bé sơ sinh nào cũng đều trải qua những giây phút khó chịu do bị hăm tã. Vùng da ở mông của bé ửng đỏ, ngứa ngáy. Bé quấy khóc cả ngày, bỏ ăn, bỏ bú khiến mẹ xót lòng. Mẹ có thể tìm kiếm và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên ở nhà để giảm nhanh chứng hăm tã cho bé.

1. Chữa hăm tã hiệu quả bằng lá trà:

Công dụng: Trong lá trà có hàm lượng lớn tinh chất tannin có tác dụng phục hồi nhanh vùng da bị hăm, giúp cho da luôn khô thoáng. Tinh chất Lyzozym giúp sát trùng da và “đánh bay” vi khuẩn bám trên da của trẻ, rất tốt cho việc trị hăm tã cho bé gái.

Cách sử dụng: Mẹ lấy 1 ít lá trà xanh tươi đã rửa sạch với nước muối, nấu lá trà với 1 lít nước. Sau khi nước sôi, vớt lá trà ra và để cho nước bớt nóng. Ba mẹ dùng nước lá trà xanh tắm cho bé.

Liều lượng, thời gian sử dụng: tắm cho bé bằng hỗn hợp trà xanh khoảng 2 lần/tuần, trong vòng 2 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Lưu ý: nước lá trà không được quá nóng, sau khi tắm bằng nước lá trà phải tắm lại bằng nước sạch cho trẻ.

2. Chữa hăm tã cho trẻ bằng cây mã đề:

Công dụng: Lá cây mã đề giúp dịu nhanh chóng vùng da bị tổn thương, giảm đỏ và ngứa hiệu quả. Vùng da bị hăm sẽ sớm hồi phục.

Cách sử dụng: sử dụng 1 ít lá mã đề đã rửa sạch và ngâm nước muối. Các mẹ giã nát lá mã đề cùng 1 ít muối hột rồi đem vắt lấy nước. Mẹ dùng khăn mềm thấm 1 ít nước mã đề vừa vắt rồi chấm lên vùng da bị hăm cho trẻ.

Liều lượng: thực hiện mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: chọn lá mã đề xanh tươi và không bị sâu, phải rửa sạch và ngâm nước muối. Mẹ phải thoa nước mã đề lên da bé một cách nhẹ nhàng để tránh trầy xước.

3. Tắm với khổ qua:

Công dụng: Khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bên trong khổ qua có chất kháng thể giúp sát khuẩn và kháng virus gây bệnh cho da cực kì hiệu quả. Tắm với nước mướp đắng thường xuyên là cách giúp kiểm soát các bệnh về da hiệu quả.

Cách sử dụng: Mẹ lấy 1 trái khổ qua và 1 ít rau kinh giới, xay nhuyễn hỗn hợp rồi vắt lấy nước cốt nguyên chất. Dùng nước cốt pha với 1 lít nước ấm (khoảng 40 độ C) để làm nước tắm cho bé.

Liều lượng: cho trẻ tắm với nước khổ qua 3 lần/tuần. Mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, vết hăm dần biến mất và không lan rộng.

Lưu ý: rửa sạch khổ qua bằng nước muối, khổ qua sau khi thái nhỏ nên ngâm nước muối trong vòng 10 phút. Không được tắm cho trẻ bằng nước khổ qua nguyên chất.

4. Trị hăm tã cho bé gái bằng cây cỏ sữa (vú sữa đất, cẩm địa):

Công dụng: Vị cây cỏ sữa có tính hàn, có tác dụng làm dịu nhanh đau rát do hăm, giúp tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc hiệu quả.

Cách sử dụng: dùng 5 – 6 cây cỏ sữa lá nhỏ rửa thật sạch, đem giã nát và vắt lấy nước cốt. Ba mẹ lấy khăn mềm loại mỏng thấm nước cốt rồi thoa nhẹ nhàng lên da bé.

Liều lượng:  kiên trì thực hiện 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả.

Lưu ý: Cây cỏ sữa có 2 loại là cỏ sữa lá nhỏ và cỏ sữa lá to, mẹ nên chọn loại cỏ sữa lá nhỏ. Trước khi đem giã lấy nước, mẹ nên ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn bám trên đây cỏ sữa.

5. Trị hăm với lá khế:

Công dụng: Các chất tự nhiên trong lá khế có tính sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa, tán nhiệt, “thổi bay” các vết hăm nhanh chóng, trả lại cho bé làn da mịn màng, trắng hồng.

Cách sử dụng: để chữa hăm tã bằng lá khế, mẹ chọn lá khế còn xanh, không sâu đem rửa sạch với nước muối. Dùng nắm lá khế vừa rửa sạch giò nhẹ và nấu với 1 lít nước. Sử dụng nước lá khế để tắm hoặc lau vùng da bị hăm cho bé.

Liều lượng, thời gian sử dụng: sử dụng từ 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi trẻ khỏi hẳn.

Lưu ý: nước lá khế phải để nguội, tắm sạch lại bằng nước cho trẻ, dùng khăn mềm lau khô vùng da cho trẻ trước khi mặc tã và quần áo.

Làn da của bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, càng dễ bị tổn thương hơn khi mắc hăm tã. Cha mẹ cần lựa chọn kem trị hăm tã với các thành phần thiên nhiên, giúp làm dịu vết thương và kháng khuẩn, kháng viêm cho da, đồng thời tái tạo và làm mềm da bé hiệu quả.

Dùng kem trị hăm tã cho bé

Một số loại kem trị hăm tã cho bé gái hiệu quả được khuyên dùng là:

Kem Biohoney Baby: Các thành phần mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng, zinc oxide…giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu da, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tái tạo da, hỗ trợ điều trị hăm tã ở bé gái hiệu quả. Mẹ thoa kem cho bé ngày 2 lần sáng và tối sau khi đã vệ sinh da con sạch sẽ.

Kem Bepanthen: Thành phần chứa chất Dexpanthenol giúp tái tạo da nhanh chóng, điều trị hăm tã cho da bé láng mịn. Mẹ thoa kem ngày 2-3 lần để trị hăm tã cho con.

Kem Desitin tím: Thành phần kem chứa 40% kẽm oxit giúp da luôn khô ráo đồng thời sát khuẩn cho da bé hiệu quả. Mẹ thoa kem cho con ngày 1 lần sau khi lau rửa, lau khô da con.

Xem thêm:

https://doodleordie.com/profile/biohoneybaby

http://forum.aekatowice.pl/member.php?action=profile&uid=141084

http://lazienkiportal.pl/forum/member.php?action=profile&uid=345267

http://myfolio.com/biohoneybaby

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form