Kinh nghiệm điều trị rôm sảy các mẹ cần biết

September 1, 2020
Rôm sảy

Rôm sảy thực chất là một loại viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, thường gặp ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi, như: đầu, mặt, ngực, sống lưng… nhất là với những trẻ hiếu động, hoạt động nhiều.

1. Rôm sảy ở trẻ em do những nguyên nhân nào?

Ở trẻ em, rôm sảy xuất hiện chủ yếu ở những vị trí như cổ, vai, ngực, da đầu, lưng hoặc ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là nổi các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ và có cảm giác gai, ngứa cho trẻ. Bệnh có thể tự khỏi, không gây tác hại gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do quá ngứa, trẻ gãi nhiều khiến da bị xây xát, nếu không vệ sinh cẩn thận có thể gây nhiễm khuẩn, tụ mủ.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Một vài yếu tố gây bệnh bao gồm:

- Ống tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển hoàn chỉnh nên mồ hôi khó thoát ra ngoài. Ngoài ra, nhiều khi do trẻ mặc quần áo quá dày, nóng hoặc bị sốt.

- Bé hoạt động với cường độ cao (chạy, nhảy, làm việc nặng,…) hoặc mặc tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí cũng có thể khiến các ống mồ hôi bị tắc nghẽn, dẫn đến rôm sảy.

2. Trẻ bị rôm sẩy nên tắm lá gì?

2.1. Lá kinh giới

Nước lá kinh giới có thể giúp da bé nhanh mát, mịn, hết rôm sảy. Nếu có sẵn lá tươi, bạn chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, mẹ có thể phơi khô lá kinh giới và để ở nơi khô ráo để dùng dần. Mỗi lần tắm, mẹ lấy một nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi một lúc rồi pha vào nước tắm cho bé. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với làn da mịn màng và hết rôm sảy của con sau vài lần tắm.

2. 2. Lá dâu tằm

Lá dâu tằm không những giúp bé trị rôm sảy mà còn là bí quyết tắm lá giúp trắng da, sạch vùng kín sau sinh đối với mẹ nữa đấy.

Chắc hẳn bạn rất bất ngờ khi lá dâu tằm có tác dụng trị rôm sảy đặc biệt hữu hiệu. Bạn lấy một nắm lá dâu tằm, rửa sạch cho vào nồi nước đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra tắm cho bé. Mẹ nên nấu nhiều nước rồi để nguội bớt tắm cho bé. Không pha thêm nước lạnh. Để trị rôm nhanh hơn, mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục vài ngày là rôm không mọc nữa, nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.

2.3. Lá khế

Bạn có thể trị rôm sảy cho con bằng nước lá khế. Lấy một nắm lá khế ngâm, rửa thật sạch. Bỏ phần gân cứng, đem xay/ giã nát với một chút muối hạt. Sau đó, bạn đem lọc nước lá khế vào chậu nước ấm rồi tắm cho con. Bạn hãy thực hiện liên tục từ 3-4 ngày, sẽ cải thiện đáng kể tình trạng rôm sảy của con.

2.4. Lá tía tô

Lá tía tô cũng là một loại lá có tác dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt. Bạn có thể lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát. Lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng lưng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày. Để nước cốt lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn.

2.5. Lá mảnh bát

Bạn có thể ra cửa hàng chuyên bán các loại lá ở chợ lớn sẽ dễ dàng tìm được loại lá này. Lá mảnh bát mua về, bạn nhớ rửa sạch rồi đem phơi. Khi nào cần dùng thì lấy ra chừng 2 nắm, rửa thật sạch một lần nữa rồi cho vào nồi, đổ xăm xắp nước và đun sôi.

Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm nhẹ là được. Chờ cho nước nguội bớt, đem lọc bã rồi pha nước tắm cho con. Bằng cách này, chỉ chừng 1 tuần là da bé sẽ láng mịn và đỡ hẳn những nốt rôm.

2.6. Rau sam

Thường mọc trong vườn và những nơi đất ẩm. Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Bạn dùng khoảng một nắm rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước rồi pha tắm cho bé để trị rôm sảy rất hiệu quả.

2.7. Lá chè xanh

Có tác dụng trị rôm sảy rất tốt, tuy nhiên khi tắm bằng lá này, các bạn nên lưu ý: chè xanh dùng để tắm cho bé phải thật sạch, an toàn. Nên đun sôi một lúc để lá chè ngấm và pha đặc một chút (nước có màu nâu vàng), bởi nếu nước nhạt quá sẽ không có tác dụng. Bạn cũng không cần tắm chè xanh hàng ngày cho bé, vì sẽ rất mất thời gian và làm vàng khăn, vàng áo bé.

Lưu ý

– Biết chắc về nguồn gốc xuất xứ của loại lá đó để đảm bảo không sử dụng các loại lá nhiễm chất hóa học, nhiễm các vi khuẩn, vi sinh vật có hại cho làn da của bé.

– Thử phản ứng của trẻ bằng cách đun trước một cốc nước lá nhỏ rồi bôi lên tay của bé. Theo dõi xem da bé có phản ứng lạ không.

– Chỉ tắm bằng nước lá khi da trẻ bị rôm, sẩy…

– Trước khi nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ cần rửa sạch sẽ các loại lá, ngâm qua nước muối.

– Sau khi tắm cho trẻ, mẹ hãy tắm qua một lần bằng nước ấm, sau đó tới nước lá. Cuối cùng tráng lại lần cuối bằng nước ấm sạch.

– Mẹ chỉ nên cho bé tắm khi bé bị rôm sảy và trong khoảng 2 – 3 ngày.

3. Trẻ bị rôm sảy nên làm gì cho mau lành?

- Nếu là rôm sảy thông thường, không nhất thiết phải được điều trị bằng thuốc.

- Chú ý lau kỹ những vùng da có nếp gấp như bẹn, đùi, nách.

- Với quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi phóng nơi có ánh sáng mặt trời để diệt khuẩn.

- Cắt hết móng tay, móng chân của trẻ nếu dài để tránh trẻ gãi làm trầy xước da.

- Khi thấy rôm có các đầu mủ với diện rộng trên bề mặt da, nên đưa trẻ đi khám để được điều trị bằng thuốc nhằm tránh những biến chứng nặng hơn.

- Do đó, mẹ cần bảo đảm cho bé uống thêm nước cam, nước bưởi, nước ép kiwi bên cạnh việc bổ sung nước lọc đầy đủ để hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.

- Nên cho trẻ sinh hoạt ở nơi thoáng mát, có không khí điều hòa tốt.

- Lau khô mình trẻ mỗi lúc trẻ ra mồ hôi và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.

- Mùa đông mặc ấm nên nhớ chậm mồ hôi những lúc trẻ chạy nhảy, vui đùa. Sau cùng, nhớ bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

4. Không nên làm gì khi trị rôm sảy cho bé?

- Mẹ cần chú ý những điều này để việc trị rôm sảy hiệu quả hơn và tránh được những cách làm sai khiến bệnh khó lành hơn.

- Bôi phấn rôm lên vùng da đang bị tổn thương để tránh bít các lỗ chân lông, làm cản trở quá trình bài chảy mồ hôi.

- Vắt nhiều nước chanh vào nước tắm của trẻ sẽ khiến axit trong chanh làm tổn thương da.

- Nước lá có thể làm tình trạng viêm nhiễm da thêm nặng nên không tùy tiện dùng nếu chưa được bác sĩ chỉ định.

- Tắm sữa tắm có chất tẩy mạnh của người lớn sẽ làm kích ứng da.

5. Cách chăm sóc trẻ để tránh rôm sảy

Để tránh rôm sảy cho trẻ và ngay cả khi trẻ đã bị rôm sảy, gia đình nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, giữ da sạch sẽ, để tránh làm bít các lỗ chân lông. Sau khi ra mồ hôi, cố gắng lau người cho trẻ. Đặc biệt là sau khi ngủ một giờ, mồ hôi ra nhiều, các bậc cha mẹ cần chú ý thay quần áo lót cho trẻ. Quần áo mặc cho trẻ vào mùa hè cũng phải chọn loại vải phù hợp, thấm mồ hôi... sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái, phòng tránh được rôm sảy. Ngoài ra có thể cho trẻ nghịch nước; dùng gối nước, chiếu mát cho trẻ nằm. Khi sử dụng điều hòa, cần chú ý nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh.

Chú ý: Khi trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa, có những thói quen, cách chăm sóc không đúng đã vô tình làm tình trạng của trẻ thêm nặng hơn, vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý: Không nặn những nốt rôm sẩy trên da trẻ vì làm dịch trong nốt lan ra, làm lây lan bệnh, có thể khiến trẻ bị viêm da; Không được massage cho trẻ, đặc biệt là sử dụng các loại tinh dầu vì có thể làm bít kín lỗ chân lông, khiến tình trạng của trẻ nặng thêm; Không sử dụng sữa tắm người lớn để tắm cho trẻ vì trong sữa tắm người lớn thường có hàm lượng chất tẩy rửa cao, trong khi da trẻ còn non, dễ khiến trẻ bị kích ứng thêm; Không tự ý bôi, sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ dẫn của bác sỹ.

Trẻ bị rôm sảy sẽ cảm thấy rất khó chịu trong người nên hay quấy, các mẹ hãy chăm sóc cẩn thận để bé được thoải mái và tránh làm tổn hại làn da mỏng manh của bé nhé.

Xem thêm:

https://doodleordie.com/profile/biohoneybaby

http://appsplit.com/users/biohoneybaby

https://www.openlearning.com/u/biohoneybaby-qa04ap/

https://www.pling.com/u/biohoneybaby/

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form