Trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gì?
1. Đồ chiên rán
Đồ ăn chiên rán có cảm giác no bụng và hương vị món ăn hấp dẫn, kích thích đối với cả người lớn, trẻ nhỏ. Thế nhưng đằng sau mùi vị thơm phức, màu sắc bắt mắt ấy là vô vàn tác hại không lường trước được đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nói chung.
Đồ ăn chiên rán cung cấp năng lượng lớn, thành phần dinh dưỡng chủ yếu là các chất béo no, bão hòa, đạm, glucid cùng với một lượng lớn Natri. Đó là chưa kể trong quá trình chế biến, ở nhiệt độ cao các chất béo bị biến đổi thành các thành phần có hại như Acrolein, Acrylamide, tran fats. Các chất này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch, hoặc gan, thận.
Đặc biệt, chất béo gây chứng tích nhiệt nóng trong trở thành một trong nguyên nhân và làm trầm trọng hơn tình trạng rôm sảy ở trẻ, khiến mẹ chữa mãi không khỏi.
Một số món ăn nhiều dầu mỡ: gà rán, khoai tây chiên, sườn rán…
2. Đồ cay nóng
Ngoài việc cung cấp năng lượng trong bữa ăn, đồ cay nóng chứa thành phần như vitamin A, Vitamin C, capsaicin. Đồ ăn cay nóng luôn kích thích vị giác của mỗi người và giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều các thực phẩm cay nóng có thể gây ra chứng ợ nóng. Hợp chất capsaicin trong đồ cay, làm chậm lại quá trình tiêu hóa, hấp thu ở trẻ nhỏ, gây đau dạ dày, tăng tiết chất nhờn, tích tụ nhiệt trong cơ thể sinh ra mụn nhọt,rôm sảy.
Mẹ cần tránh một số món như mì tôm, ớt tiêu, ớt cay, sa tế….
3. Thực phẩm nhiều đường
Các thực phẩm nhiều đường phổ biến như bánh kẹo, nước ngọt, kem, socola thường là món ăn hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Các thực phẩm này chứa lượng carbohydrate lớn, lipid, muối natri, chất điều vị, chất bảo quản và phụ gia công nghiệp.
Nếu bé ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ gây ra nhiều tác động xấu như gây hỏng men răng, gây tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, thừa cân tăng nguy cơ béo phì, các bệnh rối loạn chuyển hóa. Dung nạp lượng đường lớn sẽ hình thành chứng nóng trong, làm giảm sức đề kháng khiến trẻ bị mụn nhọt, rôm sảy, viêm da.
4. Đồ có cồn, có ga, chứa caffein
Một trong những thủ phạm gây tích tụ nhiệt trong cơ thể đó chính là đồ uống có caffein, cồn, hoặc gas. Thông thường, nước ngọt có ga chứa các acid như malic, tartric, citric, phosphoric… cộng với chất đường. Trong khi đó, bia chứa 3- 6% nồng độ cồn, trong rượu nếp 5%, rượu trắng và rượu màu có độ cồn cao có khi đến 39%.
Còn cà phê chứa hàm lượng cao chất kích thích như cafein, acrylamide. Đó là các tác nhân gây hại làm hủy hoại men răng, gây ra chứng sâu răng, ảnh hưởng tới bộ máy tiêu hóa, và chức năng gan gây tích tụ nhiệt độc, tăng sinh bài tiết chất nhờn gây mụn nhọt, chốc lở, rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Mẹ nên hạn chế cho bé uống: nước ngọt có gas, nước tăng lực, cà phê.
5. Hoa quả có tính nóng
Hầu hết chúng ta nghĩ ăn hoa quả trái cây nhiều sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải loại quả nào cũng như thế, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn hoa quả chứa nhiều đường khi bị rôm sảy. Bởi nó có thể tích tụ nhiệt, gây tăng thân nhiệt, mất nước suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể tự sinh mụn nhọt, rôm sảy.
Mẹ nên hạn chế các loại quả như mít, nhãn, vải, dưa hấu, xoài…
Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì?
Nên cho trẻ bị rôm sảy ăn nên ăn gì tốt là thắc mắc chung của rất nhiều bậc cha mẹ bởi lẽ ai cũng mong muốn con khỏe mạnh. Để giúp trẻ không còn ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu khi mắc rôm sảy, mẹ có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm dưới đây:
1. Các loại nước mát
Thông thường, trẻ dễ bị rôm sảy khi thời tiết nắng nóng nhất là vào mùa hè hoặc khi ba mẹ ủ con quá kỹ. Do đó, việc bổ sung các loại nước mát có công dụng giải nhiệt, bù nước, làm mát cơ thể sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị rôm sảy ở trẻ. Có thể kể đến như:
Nước râu ngô
Nước râu ngô là loại thức uống tốt cho cả người lớn và trẻ em. Râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, cung cấp lượng nước nhiều hơn bình thường từ đó ngăn ngừa cải thiện tình trạng mất nước của cơ thể. Không chỉ vậy, nước râu ngô còn được sử dụng để giảm ngứa, giảm đau do vết côn trùng cắn và hỗ trợ điều trị phát ban, nhọt.
Nước rau má
Rau má tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc gan thường được sử dụng để chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ, sát trùng vết thương ngoài da, trị mụn nhọt. hỗ trợ tích cực cho việc thải độc, bảo vệ gan. Do đó, khi bé bị rôm sảy, nếu đang cho con bú mẹ có thể dùng nước rau má để giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Nếu bé hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống nước rau má, tuy nhiên không nên sử dụng úa 30 – 40g mỗi ngày.
Bột sắn dây
Bột sắn dây có màu trắng được làm từ củ của cây sắn dây có tính mát nên giúp giải nhiệt hiệu quả. Do đó, đây được xem là thức uống giải nhiệt cực tốt vào mùa hè. Không chỉ vậy, nước bột sắn dây còn giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Tuy nhiên, chỉ nên dùng một lượng nhỏ cho trẻ em vì sắn dây tính hàn, dùng nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nên pha với nước ấm hoặc đun thành dạng sệt sệt cho trẻ dùng, tuyệt đối không nên pha cùng nước lạnh.
Nước chanh leo
Chanh leo hay chanh dây có vị chua ngọt, tính mát, công dụng chính là thanh nhiệt giải độc. Không chỉ vậy, chanh leo còn chưa nhiều acid amin rất tốt cho sức khỏe.
Mẹ có thể pha nước chanh leo bằng cách lấy 1 quả chanh leo cắt đôi, nạo lấy phần bên trong cho vào cốc, thêm đường vào một ít muối, đánh đều cho phần màng quanh hạt tách khỏi hạt Tiếp đó cho vào ít nước đun sôi để nguội, khuấy đều rồi uống.
2. Các loại rau xanh tính mát
Rôm sảy xuất hiện chủ yếu do cơ thể bé quá nóng, mồ hôi không thoát hết ra ngoài gây bít tắc tuyến mồ hôi. Vì thế, để cải thiện tình trạng này, ngoài việc dùng các loại thuốc bôi ngoài da thì làm mát cơ thể từ bên trong là hết sức cần thiết. Nếu bé bị rôm sảy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ dưới đây:
Rau dền
Rau dền giàu sắt, vitamin, chất xơ, canxi, mangan có tác dụng giải nhiệt, mát gan, lợi khí, thông tiểu, kích thích tiêu hóa.. Do đó, ăn nhiều rau dền trong bữa ăn khi bé bị rôm sảy sẽ giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể khiến các mụn đỏ nhỏ li ti nhanh chóng biến mất. Không chỉ vậy, rau dền còn tốt cho đại tràng, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển về trí não và thể chất của bé.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi tính hàn, vị chua, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt, tán nhiệt, máu mát. Có tác dụng tốt trong việc điều trị rôm sảy và mụn nhọt ở trẻ. Vì thế, mẹ đừng quên thêm rau mồng tơi vào bữa ăn hàng ngày nếu bé bị rôm sảy.
Một số loại rau khác
Bên cạnh các loại rau xanh đã kể trên mẹ có thể bổ sung thêm:
Rau ngót: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng. Không chỉ làm mát cơ thể, đào thải độc tố mà loại rau này còn giúp đẩy sản dịch ra ngoài, rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
Rau muống: Tính mát, có tác dụng thông tiểu tiện, thanh nhiệt, giải độc.
Rau má: Là loại rau được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, lợi tiểu rất tốt. Đây cũng là lý do mà nhiều người sử dụng các món ăn thức uống từ rau má khi thời tiết nắng nóng.
Xem thêm:
https://www.creativelive.com/student/biohoney-baby?via=accounts-freeform_2
https://www.buzzfeed.com/biohoneybaby
https://vimeo.com/user118752327/about
https://able2know.org/user/biohoneybaby/