Tổng hợp kiến thức về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh các mẹ cần biết

August 29, 2020
Chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một bệnh viêm da mạn tính rất khó điều trị dứt điểm. Sau khi đã được điều trị, bệnh vẫn có thể tái phát nhiều lần và dẫn đến chàm thể tạng. Do đó, nắm rõ các thông tin về chàm sữa sẽ giúp các mẹ có hướng điều trị và phòng ngừa đúng cho con.

1. Nguyên nhân gây chàm sữa trẻ em

Nguyên nhân gây chàm sữa trẻ em vẫn chưa được xác định rõ và chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Ngoài ra, nếu cha mẹ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết, mề đay, dị ứng da... thì trẻ sinh ra cũng dễ mắc bệnh. Thông thường, bệnh chàm sữa sẽ giảm dần và thoái lui khi trẻ được trên 1 tuổi.

Nguyên nhân gây chàm sữa trẻ em liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố, đó là cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng.

Các chất gây dị ứng có thể là từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể như: lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, bụi, rối loạn tiêu hóa, thực phẩm (sữa, trứng...), cách cho trẻ bú, trẻ bị nhiễm khuẩn...

Bên cạnh đó, các yếu tố kích thích và làm chàm sữa trẻ em nặng thêm gồm có: thời tiết hanh khô, nóng ẩm; xà phòng tắm, giặt; thuốc tẩy, vải áo quần, khói thuốc lá...

2. Dấu hiệu nhận biết chàm sữa trẻ em

Bệnh chàm sữa trẻ em thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi, xuất hiện ở trên mặt, hai bên má và có thể lan ra toàn thân mình, tay chân...

Ban đầu, chàm sữa chỉ là những nốt mẩn đỏ, rồi thành mụn nước nhỏ li ti, có màu đỏ, gây nứt da và rịn nước, đóng vảy và sau đó bong tróc vảy.

Ở những vùng da bị lác sữa, khi chạm vào sẽ cảm giác thấy thô ráp và có các vảy nhỏ li ti, da khô và căng. Những mảng da khô và mẩn đỏ này thường xuất hiện ở trên mặt và các vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.

Khi bị lác sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, hay quấy khóc, bú kém và ngủ không ngon giấc.

3. Các loại kem trị chàm sữa các chuyên gia khuyên dùng

3.1. Kem trị chàm sữa Biohoney Baby Nappy Balm

Đây là sản phẩm nổi tiếng toàn cầu, xuất xứ từ New Zealand, được các chuyên gia đánh giá cao và được các mẹ tin dùng.

Biohoney Baby Nappy Balm với các thành phần nguyên liệu 100% thiên nhiên như: Mật ong hữu cơ Manuka MG 300+, chiết xuất Horopito, chiết xuất hoa cúc vàng, sáp ong…hỗ trợ điều trị chàm sữa hiệu quả. Làm giảm nhanh các triệu chứng sưng tấy, mẩn ngứa và thô ráp trên da bé đồng thời thúc đẩy tái tạo các tế bào da mới, phục hồi tổn thương trên da hiệu quả. Kem thẩm thấu và tác động toàn diện lên da bé, giúp chữa trị chàm sữa dứt điểm và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điểm đặc biệt của sản phẩm là khả năng điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ chỉ trong vòng 48h đã được kiểm chứng, mang lại hiệu quả toàn diện với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo tế bào da và ngăn ngừa thâm sẹo.

Mẹ có thể mua Biohoney Baby với giá tiết kiệm chỉ 385.000đ/ hũ 30g.

Kem trị chàm sữa Biohoney Baby Nappy Balm được nhiều mẹ tin dùng
Kem trị chàm sữa Biohoney Baby Nappy Balm được nhiều mẹ tin dùng

3.2. Kem dưỡng ẩm cho bé CeraVe Baby Moisturizing Cream

Điểm nổi bật khiến sản phẩm được các chuyên gia đánh giá cao là thành phần Ceramides – lipid giúp tạo hàng rào bảo vệ và giữ ẩm cho da hiệu quả. Kem có khả năng thư giãn nhẹ nhàng cho làn da bé đến tận 24 giờ, hiện được rất nhiều mẹ tin dùng.

Kem dưỡng ẩm CeraVe dịu nhẹ, có khả năng hấp thụ nhanh chóng để cải thiện những vấn đề chàm sữa trên da bé.

Sản phẩm hiện được bán với giá khoảng 300.000đ/tuýp 142g.

3.3. Kem trị chàm cho bé Eucerin Eczema Relief

Công thức độc đáo của sản phẩm là có thể cung cấp đến 24 giờ hydrat hóa nhờ các thành phần bột yến mạch, giúp giảm nhanh các triệu chứng của chàm sữa như các mảng đỏ, ngứa ngáy khó chịu, khô da, cải thiện hiệu quả làn da bị tổn thương do viêm nhiễm.

Thành phần không hề chứa các chất kích ứng da như: chất tạo mùi, tạo màu, steroid rất thích hợp cho da các bé.

Giá khoảng: 350.000đ/tuýp 141g.

3.4. Kem Vaseline Baby 100% Pure Petroleum Jelly

Kem giúp tạo lớp bảo vệ cho làn da bé khỏi những tác nhân gây bệnh bên ngoài, hỗ trợ chữa lành các vết thương nhanh chóng và giảm nguy cơ chàm sữa gây nhiễm trùng da bé.

Dòng kem này được tính chế nhiều lần và loại bỏ được những thành phần tạp chất không tốt cho da. Thành phần không hề chứa paraben, phthaletets hay hương thơm nhân tạo, rất an toàn cho da trẻ em.

Hiện một hộp kem giá khoảng 350.000đ

Kem trị chàm sữa Vaseline Baby 100% Pure Petroleum Jelly
Kem trị chàm sữa Vaseline Baby 100% Pure Petroleum Jelly

4. Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa là một bệnh do cơ địa dị ứng, vì thế rất khó để điều trị dứt điểm. Các biện pháp chữa trị thường chỉ nhằm mục đích giảm thiểu triệu chứng, bình thường hóa làn da, hạn chế bệnh tái phát. Trong quá trình điều trị cho con, các bậc cha mẹ cần chú ý một số điều như sau:

Để chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh, không dùng kháng sinh liều cao, trừ những bé gặp phải tình trạng bội nhiễm. Nhưng ngay cả khi dùng thuốc với liều thấp cũng cần phải thận trọng, tránh gây sốc phản vệ cho con.

Không dùng corticosteroid dạng thoa ngoài có hàm lượng cao dành cho người trưởng thành để bôi cho con. Vì chúng có thể làm teo da, mất màu da hoặc có thể gây suy tuyến thượng thận nếu dùng trong thời gian dài.

Có thể sử dụng corticosteroid ở liều thấp để điều trị cho các bé bị sang thương da, tróc vảy, khô da. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn trong khoảng từ 5 – 7 ngày. Để đảm bảo rằng việc điều trị diễn ra được thuận lợi và an toàn, các mẹ nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.

Với những vùng da bị nổi nốt đỏ hoặc có tiết dịch, có thể thoa những dạng dung dịch có tính sát trùng nhẹ.

Cần đảm bảo độ ẩm phù hợp trong phòng nếu như con ngủ ở phòng kín có điều hòa.

Nên giữ môi trường sống xung quanh bé ở trạng thái ổn định, không quá lạnh, không quá nóng và nhiệt độ cũng không thay đổi quá nhanh. Một không gian sống thoáng mát, sạch sẽ, yên bình sẽ khiến cho tốc độ hồi phục của bé nhanh hơn.

Không nên để trẻ ăn những thức ăn dễ gây kích ứng như trứng, các thực phẩm lên men, lạc, hải sản cà chua… Bởi những thực phẩm này có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở bé.

Với những bé bị chàm sữa nặng, hãy chú ý giữ thân nhiệt bé được sạch sẽ, thoáng mát. Không để da bé bị ẩm ướt mồ hôi, thường xuyên thay quần áo và tã lót cho bé.

Nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho con để làm tăng độ ẩm cho da.

5. Phòng ngừa chàm sữa cho trẻ

Để phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ cần chú ý đến các yếu tố như chế độ ăn uống, vệ sinh sạch sẽ cơ thể của trẻ và môi trường sống:

Luôn giữ nhiệt độ môi trường ổn định, không quá nóng hay quá lạnh cũng như nhiệt độ thay đổi đột ngột. Môi trường sống của bé luôn phải thoáng mát, sạch sẽ, không quá khô.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn gối, giường của bé. Không cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, khói bụi.

Đối với bé bị lác sữa nặng cần giữ cho cơ thể bé khô thoáng, sạch sẽ, hạn chế đổ mồ hôi và ẩm ướt, thay tã lót cho bé liên tục, thay đồ ngay sau khi tắm cho bé.

Tránh chọn quần áo có chất liệu len, sợi tổng hợp khiến da trẻ bị bít tắc da, cho trẻ mặc đồ thoáng mát.

Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da và dùng sữa tắm phù hợp với trẻ sơ sinh. Không cho trẻ tắm với xà phòng hoặc sữa tắm có hóa chất tạo mùi và bọt. Đặc biệt không nên cho trẻ tắm các loại lá dân gian có tạp chất, vi khuẩn dễ gây kích ứng và nhiễm trùng cho trẻ.

Trẻ em cần được duy trì bú sữa mẹ lâu nhất có thể. Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên khi ăn dặm không nên cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thức ăn lên men, cà chua,… vì có một số trẻ có cơ địa dị ứng sẽ mắc lác sữa.

6. Chế độ ăn cho trẻ bị chàm sữa

Đối với trẻ đang bú sữa mẹ mà bị lác sữa thì các mẹ cần kiêng dùng các thực phẩm sau nhằm hạn chế ảnh hưởng đến nguồn sữa dành cho bé:

Thực phẩm có chất gây tanh: tôm, cua, cá hay tảo cũng không được ăn. Đây là loại thực phẩm dễ gây kích thích phản ứng hệ miễn dịch cao, được gọi là dị ứng. Khi mẹ sử dụng thực phẩm kể trên, chúng sẽ đi qua sữa mẹ và khi trẻ bú sẽ gây kích thích chuỗi dị ứng.

Thực phẩm có chất béo: thịt mỡ, thức ăn chiên rán có nhiều dầu,… Khi mẹ ăn nhiều thức ăn giàu chất béo có thể gây kích hoạt cơ địa dị ứng khiến chàm sữa ở trẻ dễ phát sinh thêm nốt.

Thực phẩm có chất cay và tê: ớt, chanh, tiêu. Có thể thấy đây là những loại gia vị kích thích tiêu hóa mạnh thế nhưng chúng có thể gây ngứa và tiết nhiều mồ hôi khiến trẻ bị lác sữa sẽ thêm trầm trọng. Nếu mẹ ăn thức ăn có gia vị mạnh khiến sữa mẹ bị nóng và ảnh hưởng đến trẻ.

Trên đây là những điều cần lưu ý dành cho các ông bố bà mẹ khi con trẻ bị chàm sữa. Căn bệnh này dễ kéo dài và gây tái phát thế nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị cho con.

Xem thêm:

https://www.lonelyplanet.com/profile/biohoneybaby20160295

https://www.mixcloud.com/biohoneybaby/

https://profile.hatena.ne.jp/biohoneybaby/

https://gitlab.com/biohoneybaby

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form